NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SỞI
1.Nguyên nhân:
Bệnh Sởi và bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Sởi và Rubella gây ra.
2. Biểu hiện chính của bệnh Sởi và bệnh Rubella gần giống nhau như sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi… người nhiễm Rubella có thể sưng hạch cổ, sau tai dưới chẩm hoặc sưng đau khớp.
3.Biến chứng:
- Trẻ mắc bệnh sởi có thể có các biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi nặng, viêm não, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.
- Bệnh Rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu người mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng bẩm sinh ( bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển… thậm chí đa dị tật)
4. Phòng bệnh:
Bệnh Sởi và bệnh Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vaccin Sởi- Rubella là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả.
Do đó gia đình có trẻ từ 1-5 tuổi hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin Sởi và Rubella trong thời gian từ 18/03/2019 đến ngày 29/03/2019 cụ thể như sau:
Từ ngày 18/3 đến 20/03/2019 tiêm tại trường học cho trẻ học ở trường mầm non ( kể cả trường công lập và tư thực).
Từ ngày 21/3 đến 23/3/2019 tiêm tại trạm Y tế cho các trẻ chưa đi học và nhóm trẻ gia đình.
Từ ngày 28/3 đến ngày 29/3/2019 tiêm vét tại trạm Y tế cho tất cả các trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm ở 2 đợt trên.
Bài đăng khác
- Trung tâm Y tế quận Cái Răng: Khám sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho người dân phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
- Khánh thành phòng khám Bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế phường Thường Thạnh, quận Cái Răng
- Trung tâm Y tế quận Cái Răng: Tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận với viên chức, người lao động thuộc Trung tâm Y tế quận
- TTYT Quận Cái Răng: Mở lớp tập chẩn đoán và xử trí phản vệ trong chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella.
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LẦN 2
- Truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học